Sức Khoẻ và Đời Sống

Recent Pages: 1, 2345, 678910, 111213, 14, 1516, 1717a18, 18a19,
20, 21, 2223, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 3738, 39, 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46, 47, 48, 49, 50,

Cười là linh dược

TRẦM THIÊN THU
(Chuyển ngữ từ Laughter is Good Medecine)

Nụ cười bằng mười thang thuốc bổ. Quả thật đúng như ông bà ta đã nói. Khôi hài là “bệnh hay lây”. Tiếng cười sảng khoái lây lan sang người khác còn mau hơn cả ngáp, ho hoặc hắt xì. Tiếng cười được chia sẻ có thể nối kết người ta với nhau, giúp tăng thêm niềm vui sướng và sự thân thiện. Cười còn làm thay đổi tích cực cho cơ thể. Khôi hài và cười làm mạnh hệ miễn nhiễm, làm tăng khí lực, làm giảm đau nhức, và bảo vệ bạn khỏi bị căng thẳng hoặc ảnh hưởng tiêu cực. Quả thật, cười là linh dược mà không tốn tiền, và dễ sử dụng.
.
.Liều thuốc mạnh cho tinh thần và thể lý
..
Cười có liên hệ với khôi hài. Cưới là biệt dược “giải độc” đối với sự căng thẳng, đau khổ, và hờn giận. Không gì tác dụng nhanh trong việc cân bằng tâm sinh lý hơn tiếng cười. Khôi hài làm nhẹ gánh nặng, tăng hy vọng, nối kết với người khác, giúp bạn tỉnh táo và tập trung. Cười và khôi hài còn có thể cải thiện các mối quan hệ, cải thiện sức khỏa thể lý và tâm lý.
.
Cười tốt cho sức khỏe? .– Cười làm thư giãn cơ thể. Cười thoải mái giúp giảm căng thẳng, làm thư giãn cơ bắp tới 45 phút sau khi cười.– Cười làm tăng hệ miễn nhiễm, làm giảm bớt loại hormone gây căng thẳng, làm tăng hệ miễn nhiễm và các kháng thể kháng viêm nhiễm, nhờ đó mà tăng mức kháng bệnh.– Cười giúp cơ thể tiết ra hóa chất endorphin, loại hóa chất giúp cảm thấy thoải mái. Endorphin thúc đẩy cơ thể tích cực và tạm thời làm giảm đau nhức.– Cười giúp bảo vệ tim, cải thiện mạch máu, nhờ đó mà giảm các bệnh về tim mạch.
.
.Cười có lợi ích gì?– Ích lợi về thể lý: Tăng hệ miễn nhiễm, giảm căng thẳng, giảm đau nhức, thả lỏng cơ bắp, ngăn ngừa bệnh tim.– Ích lợi về tinh thần: Giúp sống vui vẻ và tích cực, giảm lo lắng, giảm sợ hãi, giảm căng thẳng, tăng sức chịu đựng.– Ích lợi về xã hội: Củng cố các mối quan hệ, thu hút người khác đến với mình, giúp giải quyết xung đột.
.
Lợi ích về cảm xúc- Cười làm cho bạn cảm thấy thoải mái, cảm xúc lành mạnh. Khôi hài giúp bạn tích cực, lạc quan ngay trong nghịch cảnh, khi thất vọng và lúc gặp chuyện buồn.Mối liên hệ giữa nụ cười và sức khỏe tinh thần:Cười xử lý cảm xúc tiêu cực. Dù lo lắng, tức giận, hoặc buồn, mà biết cười thì sẽ vượt qua hết. Cười giúp thư giãn, giúp “nạp” thêm năng lượng, làm tăng nghị lực, khiến bạn dễ tập trung và dễ thành công. Cười giúp bạn lạc quan, có cái nhìn thực tế hơn.
.
.Ích lợi về xã hội –Khôi hài và giao tiếp vui vẻ làm mạnh các mối quan hệ bằn cách nảy sinh các cảm xúc tích cực và nối kết tình cảm. Khi chúng ta cười với người khác, hệ lụy tích cực được tạo ra. Hệ lụy này giúp làm giảm căng thẳng, làm giảm xung khắc, và làm giảm thất vọng. Nụ cười liên kết mọi người ngay cả trong những lúc gặp khó khăn.
.
Bí quyết cườiBạn khó cười? Hãy cố mỉm cười rồi sẽ quen và cười thành tiếng. Cười sẽ giúp bạn lạc quan hơn. Hãy dành thời gian vui vẻ với người khác, nhất là nói chuyện với người trẻ và trẻ em. Bạn sẽ dễ cười hơn. Khi nói chuyện, đừng làm ra vẻ “nghiêm túc”. Cứ thoải mái, đừng quá câu nệ gì thái quá.Cười và khôi hài là một phần quan trọng của cuộc sống, tính sáng tạo của bạn cũng được cải thiện. Cười là biểu hiện lạc quan, và người lạc quan sẽ sống thọ.

Hoa Trắng vuon nha 2013 (37)

Hãy mỉm cười…

Đăng bởi: peace
.

Khi tất cả mọi chuyện đau buồn đổ lên đầu bạn, hãy mỉm cười để đón nhận nó, vì chỉ có như thế, bạn mới có thêm dũng khí để bước tiếp con đường đời mà mình đã chọn…

Khi có một chuyện thật vui đến với bạn, hãy mỉm cười để đón nhận nó, để niềm vui, niềm hạnh phúc được nhân đôi, để mọi người có thể vui cùng niềm vui của bạn…

Khi có một ai đó rời xa cuộc đời của bạn, hãy mỉm cười để chia tay họ, vì dù cho đó là một cái kết thúc vui hay buồn, thì nó cũng là một cái kết thúc, và ngay sau nó là một khởi đầu mới cho cả hai người, mỉm cười để chúc cho cái khởi đầu ấy sẽ thật tươi sáng và vui vẻ…

Khi có một ai đó đến với cuộc đời bạn, hãy mỉm cười để chào đón họ, để chúc cho tình cảm giữa hai người sẽ thật tốt đẹp, để họ sẽ không bao giờ phải nói lời chia tay với bạn như bao người trước đó…

Khi bạn đánh mất niềm tin vào một người nào đó, hãy mỉm cười để chấp nhận điều ấy. Ai cũng là con người, cũng có lúc sai lầm, có lúc vấp ngã, và hãy mỉm cười để biết rằng mình đã hiểu họ thêm một phần…

Khi bạn cảm thấy quá mệt mỏi vì cuộc sống, hãy mỉm cười để cảm nhận tình yêu mới sẽ lại đến với mình. Bạn sẽ không thể đón nhận tình yêu cuộc sống khi trong lòng bạn ngập tràn trong thù hận hay đớn đau. Và một nụ cười sẽ xoá đi tất cả…

Khi bạn chợt nghĩ về tương lai mù mịt phía trước, và bạn không biết cuộc đời bạn sẽ đi về đâu, hãy mỉm cười để cho mình một phút hy vọng. Mỉm cười để nhận ra rằng chúng ta có cả một ngày hôm nay để chuẩn bị thật tốt cho ngày mai, hãy sống thật tốt, thật hạnh phúc, vì chẳng ai dám chắc mình còn có ngày mai…

Khi việc bài vở làm bạn chán ngán, hãy mỉm cười để giúp mình thư giãn một chút. Vì chẳng phải ai cũng là thiên tài cả. Và một nụ cười sẽ không phải là quá xa xỉ để thư giãn…

Khi tình yêu không đến với bạn, hãy mỉm cười để chào tạm biệt nó. Vì đơn giản là tình yêu đó chưa chọn bạn để ở lại mà thôi. Và dù cho người bạn yêu không đáp lại tình cảm của bạn, thì bạn cũng hãy mỉm cười vì biết rằng trong trái tim bạn đã có nó rồi…

Khi trái tim bạn tràn đầy nước mắt, khi mỗi bước chân của bạn rỉ máu vì những mũi gai, hãy mỉm cười để cho mình thêm một chút dũng khí, để vững tin bước đi trên con đường đời phía trước. Và ít nhất thì mỉm cười để làm chỗ dựa cho người khác khi họ lâm vào hoàn cảnh như bạn, mỉm cười để không ai phải buồn khổ như ta nữa…

Khi mỗi ngày mới đến với cuộc đời bạn, hãy mỉm cười để cảm ơn cuộc đời đã cho bạn thêm một ngày để được yêu thương, để có thêm thời gian nói với những người bạn yêu quý rằng bạn dành cho họ nhiều tình cảm đến mức nào…

Khi bạn gặp một vấn đề thật khó khăn để giải quyết, hãy mỉm cười để giữ cho tinh thần mình được bình tĩnh. Và như thế vấn đề sẽ dễ hơn trước nhiều…

Khi một người nào đó đang buồn và muốn tâm sự với bạn, hãy mỉm cười với họ để cho họ thêm một chút niềm tin vào cuộc sống. Những người không thể cười là những người cần nụ cười hơn bao giờ hết…

.
Nguồn: Sưu tầm
.
Snowing2014-NN2

Dinh dưỡng – Chìa khóa cho sức khỏe tuổi cao niên

PGS.TS. BÙI KHẮC HẬU

Theo độ tuổi, chức năng của các cơ quan đều giảm dần, cường độ trao đổi chất trong cơ thể cũng giảm dẫn đến việc thiếu hụt dinh dưỡng hấp thụ vào cơ thể. Một khi cơ thể bị thiếu hụt dinh dưỡng thì cũng giống như cây xanh thiếu nước, sẽ không thể khỏe khoắn được. Thế cho nên, dinh dưỡng chính là tiền đề cho một sức khỏe tốt…
.
Thiếu hụt dinh dưỡng ở người cao tuổi
.
Thiếu hụt dinh dưỡng ở người cao tuổi có ảnh hưởng rất lớn đến tình trạng sức khỏe nói chung và có thể đưa đến nghiêm trọng, nếu bị kéo dài. Thống kê cho thấy rằng có khoảng 1/3 số người cao tuổi bị thiếu các dinh dưỡng cần thiết trong bữa ăn hàng ngày… Nguyên nhân do ăn uống không điều độ, bỏ bữa hoặc không quan tâm đến chất lượng trong mỗi bữa ăn.Cũng có trường hợp một số người cao tuổi bị chán ăn kéo dài thành quen. Ngoài ra, các bệnh về đường tiêu hóa cũng đóng vai trò quan trọng, nhất là bệnh về dạ dày, đại tràng… Hay một số bệnh về tâm thần như: bệnh trầm cảm mạn tính, sa sút trí tuệ cũng ảnh hưởng rất lớn đến quá trình ăn uống, khả năng hoạt động của hệ tiêu hóa và khả năng hấp thụ dưỡng chất ở người cao tuổi. Cũng có một số trường hợp người cao tuổi bị thiếu chất do kiêng khem quá mức cần thiết, không dám ăn bất kỳ một loại thực phẩm nào, ngay cả cá hoặc sữa là loại thực phẩm rất cần cho nhu cầu dinh dưỡng hang ngày ở mọi lứa tuổi họ cũng kiêng không ăn. Điều này phần nhiều xảy ra do người cao tuổi thiếu hiểu biết về dinh dưỡng, cứ nghĩ rằng ít ăn uống những thực phẩm lạ thì ít có nguy cơ bị bệnh. Nhưng trái lại, kiêng cữ quá mức dẫn đến cơ thể thiếu các dưỡng chất cần thiết thì lại càng làm cho sức khỏe sa sút hơn.

Thiếu chất và những biểu hiện

Hầu hết người người cao tuổi có thể tự phát hiện thấy mình gặp phải các vấn đề sau: sụt cân, quần áo thấy tự nhiên rộng ra, các bắp thịt thấy mềm, nhũn không được rắn như trước đây…đó chính là biểu hiện dễ thấy nhất khi cơ thể bị thiếu hụt dưỡng chất. Tuy vậy, đối với một số người cao tuổi do thiếu chất lâu ngày nên đã có ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương cho nên tự bản thân người đó không biết mình đang mắc bệnh gì, chỉ có cảm giác sức khỏe sa sút từng ngày. Trong trường hợp này thì những thành viên trong gia đình cũng có thể nhận biết được như: thấy kém dần sự minh mẫn, hay quên, hay kêu mệt mỏi, chán ăn, ăn không ngon miệng, hay cáu gắt vô cớ…

Dinh dưỡng – tiền đề cho một sức khỏe tốt

Ăn uống khoa học để bổ sung đầy đủ dưỡng chất chính là nguồn năng lượng cần thiết cho sức khỏe người cao tuổi và giúp phòng tránh các biến cố tuổi già vô cùng hiệu quả. Để làm được điều này không chỉ cần vào sự nỗ lực của người cao tuổi mà còn rất cần sự quan tâm, động viên của các thành viên khác trong gia đình là hết sức quan trọng: phải tính toán làm thế nào để chuẩn bị cho người cao tuổi có bữa ăn đúng giờ, ngoài ra nên động viên, nhắc nhở để người cao tuổi chịu khó ăn, tránh hiện tượng chán ăn, lười ăn, bỏ bữa. Một số lưu ý cho gia đình để chăm sóc dinh dưỡng cho người cao tuổi:

1. Nếu các bữa chính mà người cao tuổi ăn chưa đủ số lượng thì có thể tạo điều kiện cho họ ăn thêm các bữa phụ vào khoảng 9 giờ sáng và khoảng3 giờ chiều. (Sữa là một trong những lựa chọn tốt cho các bữa ăn phụ của người cao tuổi).

2. Nên ăn thêm các loại quả sau bữa ăn (tráng miệng) như: cam, quít, chuối, bưởi… và nên ăn nhiều rau. Rau vừa cung cấp các loại sinh tố vừa cung cấp chất xơ ngăn ngừa táo bón…

3. Để tránh hiện tượng chán ăn, ăn không ngon miệng, nếu không bị các bệnh về tim mạch, dạ dày, đại tràng và có điều kiện kinh tế thì có thể uống một ít rượu vang đỏ trước lúc ăn để khai vị (kích thích ăn uống ngon miệng).

4. Trọng tâm của việc bổ sung dinh dưỡng là làm sao người cao tuổi ăn được, tiêu hóa được, vì vậy thức ăn phải mềm dễ nhai, dễ nuốt nhưng không nên xay nhuyễn vì sẽ làm giảm mùi vị thường có của thức ăn.

5. Người cao tuổi cũng nên hạn chế ăn mỡ động vật, long đỏ trứng hoặc các loại phủ tạng như: gan, tim, lòng, cật (thận) và rất nên ăn cá thay cho ăn thịt. Các loại đạm thực vật cũng nên ăn xen vào trong các bữa ăn chính như đậu phụ và các loại đậu khác.

6. Đặc biệt, nên lưu ý việc người cao tuổi cần tạo thói quen uống sữa để bổ sung vào khẩu ăn hàng ngày, vừa là nguồn cung cấp dinh dưỡng cân đối, vừa có canxi để phòng ngừa bệnh loãng xương… Thường xuyên uống từ 2-3 cốc sữa một ngày nhưng khuyến cáo uống rải đều nhiều lần trong ngày, mỗi lần 100- 120ml.

7. Ngoài ra, người cao tuổi nên vận động cơ thể hàng ngày để máu lưu thong làm các cơ quan trong cơ thể hoạt động nhịp nhàng từ đó sẽ ăn uống ngon miệng, hấp thu tốt.

8. Nếu có biểu hiện chán ăn đột ngột, gia đình nên tìm hiểu nguyên nhân để từ từ khắc phục triệt để, tránh đợi đến lúc chuyển thành “bệnh” thì rất khó khắc phục.

Sunrise Aug 5 - 2013 (7)Sunrise Aug 5 – 2013

Sử dụng gia vị đúng cách

Nguyệt Minh
Nguồn: Sức khoẻ & Đời sống

Sử dụng gia vị để nêm nếm hay tạo mùi hương cho món ăn không đơn giản muốn cho vào lúc nào cũng được mà phải căn thời gian đun nấu để nêm nếm cho hợp lý. Bởi có những loại gia vị đun lâu sẽ mất chất, thậm chí còn chuyển thành chất độc gây hại cho sức khỏe.
.
Muối: Tùy món mà cho muối vào thức ăn trước hay trong khi nấu. Nếu cần thịt đậm đà, không bị giảm độ ngọt của thịt, nên cho muối trước. Ngược lại, khi nấu canh, cần vị ngọt từ xương thì nên nấu một lúc cho nước canh ngọt mới nêm muối. Với món xào, hãy cho muối vào dầu, khoảng một phút sau mới cho thực phẩm vào. Cách làm này sẽ giúp loại bỏ đến 95% độc tố aflatoxin có trong muối.
.Nước mắm: Nước mắm có hương vị đặc biệt, vì thế không nên đun lâu. Với món canh thì cho nước mắm vào rồi bắc ra ngay. Với canh cua, nên nhấc canh ra khỏi bếp rồi mới nêm để bảo toàn chất đạm trong nước mắm.

Su Dung Gia Vi
Gia vị – Cần nêm đúng lúc.

Đường: Khi cho đường vào các món rán hay nướng, món ăn rất dễ cháy, khét. Do đó, khi ướp, nên cho ít đường. Nếu muốn món ăn có vị ngọt hơn, hãy làm riêng phần nước xốt hoặc phết mật ong lên khi món ăn gần chín. Khi nấu món có đường, tránh để món ăn khô cạn, dễ bị dính đáy và cháy món ăn.

Hạt tiêu: Nếu cho tiêu vào thức ăn trước khi nấu, tiêu dễ biến thành chất độc gây ung thư. Do đó, tốt nhất hãy rắc tiêu khi thức ăn đã chín.

Rượu trắng: Một số món ăn, người ta hay cho rượu để khử mùi tanh và tạo hương thơm đặc biệt. Khi đun nấu thì không nên cho hết một lần rượu vào món ăn mà chỉ nên cho phân nửa, phần còn lại cho tiếp khi thức ăn gần chín mới. Thời gian thích hợp nhất để cho rượu phải căn cứ vào sự khác nhau của nguyên liệu. Ví dụ: cá kho, xào tôm, xào thịt nên cho rượu vào lúc thức ăn đã chín, các món hầm, lẩu, súp… nên cho rượu vào lúc đã sôi chín.

Dấm: Dấm không những có thể khử tanh, khử béo, tăng mùi thơm mà còn tránh được sự pha lẫn vitamin trong nguyên liệu khi gặp nhiệt độ cao và làm mềm cenlulo trong rau. Thời điểm thích hợp nhất cho dấm vào món ăn là lúc bắt đầu chế biến và lúc đã chế biến xong. Còn đối với món sườn xào chua ngọt… nên cho dấm vào khi thức ăn đã chín, vừa thơm hơn, vừa làm giảm vị ngấy.

Khi tráng trứng, cho hành vào lúc nào?

Theo thói quen thông thường, chúng ta đánh đều trứng với hành rồi mới tráng, nhưng như vậy trứng và hành có lúc sẽ bị chín không đều hoặc bên trong chưa chín mà bên ngoài đã chín, mùi thơm của hành không có dịp toả ra hết. Cách dùng đúng nhất là cho hành vào mỡ trước, khi hành toả mùi thơm mới cho trứng vào để hành và trứng đều có mùi thơm.

May-Flowers

Tác hại nghiêm trọng của việc đi ngủ muộn

Buổi tối:

– Từ 21-23h là quãng thời gian hệ miễn dịch (bạch cầu lymph) bài độc (đào thải chất độc), lúc này trạng thái yên tĩnh hoặc nghe âm nhạc thư giãn.
.

– Từ 23h – 1h sáng là quãng thời gian bài độc của gan, cần tiến hành trong khi ngủ say.

– Từ 1h – 3h sáng là thời gian bài độc của mật, cũng cần thực hiện trong giấc ngủ say

– Từ 3h – 5h sáng là thời gian bài độc của phổi. Cũng chính là lý do tại sao mà người đang mắc bệnh ho lại hay ho dữ dội vào lúc này, bởi hoạt động bài độc đã chạy đến phổi.

Vì thế, không nên dùng thuốc chống ho để tránh gây cản trở việc đào thải các chất cặn bã trong người vào lúc này.

– Từ 5h – 7h là khoảng thời gian ruột già bài độc, cho nên cần đi toalet vào lúc này.

– Từ 7h – 9h là lúc ruột non hấp thụ chất dinh dưỡng nhiều nhất, cho nên cần phải ăn sáng.

Những người đang phải trị bệnh tốt nhất ăn sớm hơn, từ trước 6h sáng, còn với người ăn dưỡng sinh thì ăn trước 7h sáng. Những người không ăn sáng cần thay đổi thói quen xấu này, dù có đợi đến 9, 10h mới ăn cũng tốt hơn là không ăn.

Nửa đêm cho đến 4h sáng là thời gian tủy sống tạo máu, cần phải ngủ say, không nên thức khuya. Ngủ muộn có nguy cơ gây ra nhiều bệnh tật.

Tác hại của việc thức khuya, ngủ muộn có rất nhiều, có loại về lâu dài mới phát tác, có loại thì ngay hôm sau đã có thể phát tác rồi, ví dụ như mắt thâm quầng, mệt mỏi, trí nhớ giảm sút…

Aster Beauty 2013 (23b)

Chuyển đến trang: 1, 2345, 678910, 111213, 14, 1516, 1717a18, 18a19,
20, 21, 2223, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 3738, 39, 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46, 47,

Leave a comment