COTG-3: Hoa Bông giấy

Recent Pages:  12, 3, 45678910111212a12b131414a15161718, 18a, 192020a212222a2324, 24a25262727a, 28293031323334,3536,
3738394041424344454647484950515253, 54, 5555a56,
5758, 59, 60, 61, 62, 63, 64, 65, 66, 67, 68, 697071,

Hoa Bông giấy

Hoa Bông Giấy 2013
Bougainvillea

Bông giấy thuộc họ Nyctaginaceae, chi Bougainvillea có nguồn gốc từ Nam Mỹ.
Năm 1768, Philibert Commercon, một nhà thực vật Pháp cùng với Louis Antoine de Bougainville, một Đô đốc Hải quân Pháp, lần đầu tiên nhìn thấy cây bông giấy ở Brazil, ông đã vẽ hình mô tả lại và dùng tên của Bougainville để đặt cho loài hoa mới thấy này.

Ngoài tự nhiên bông giấy có khoảng 18 loài trong đó Bougainvillea spectabilis (lặc đỗ quyên/tam giác mai ) là đặc trưng nhất. Bougainvillea spectabilis là hoa biểu tượng của Châu Hải hay còn gọi là Chu Hải là một thành phố ở bờ biển phía nam tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc

Bougainvillea_spectabilis_bokeh Bougainvillea spectabilis (Wiki)

Nhìn chung bông giấy thuộc loại dây leo dạng gỗ có gai. Cây bông giấy có thể mọc cao tới 12m, chúng có thể bò trên các loại cây khác bằng các gai có móc. Phần mũi nhọn của gai bông giấy có chứa chất như sáp màu đen, dễ dàng lưu lại trong da thịt của người nếu chạm phải.

Cây luôn xanh tươi khi lượng mưa cao nhưng dễ dàng rụng lá nếu môi trường sống trở nên khô hạn.
Lá đơn, khá dòn, hình trứng nhọn mũi, dài 4-13cm, rộng 2-6cm, mọc so le dọc theo thân cây.

Hoa Bông Giấy 2013 (35)

Hoa thật sự của bông giấy là những đốm màu trắng hay ngà mà người ta thường tưởng lầm là nhụy.

Hoa Bông Giấy 2013 (50)

Hoa mọc thành từng cụm ba hoa, vây quanh bằng 3-6 lá đài có nhiều màu rực rỡ như hồng, tím, vàng, đỏ, cam… mà người ta thường cho là hoa. Lá đài có gân và mỏng như giấy nên mang lại cho chúng cái tên nôm na này.

Và cái tên nôm na này cũng có thể là âm thanh của giấy khi chúng ta vo tròn giấy trong lòng bàn tay của mình. Các bạn làm thử xem: hãy nhặt nhiều hoa bông giấy rơi rụng dưới đất, để vào lòng bàn tay của mình và vo tròn nhè nhẹ tạo âm thanh cọ xát của các cánh hoa (lá đài hoa giấy), chúng ta sẽ nghe được âm thanh dòn dòn như của giấy.

Hoa Bông Giấy 2013 (69)

Bông giấy rất dễ trồng và chịu đựng được điều kiện khắc nghiệt. Người ta thường ghép bông giấy nhiều màu khác biệt vào nhau để tạo nên những cây bông giấy kiểng rất lạ và đẹp mắt.
.
Bông giấy cũng là một trong những loại cây được dùng trong lãnh vực bonsai.

VNCO Float 2013's Flowers (43)

nỗi nhớ…cây bông giấy

Hoa Bông giấy 2013 (18)

Người đàn bà dáng lam lũ trong bộ bà ba đen nhàu bạc đẩy chiếc xe ba gác trên chất đầy những giỏ cây, hoa chiết cành… nào là bướm bạc, nguyệt quế, hồng, bụp kép…
.
Có khách hỏi mua hoa. Bà bán lấy cây cho khách coi. Chiếc giỏ tre chắc đã mục nên bục đáy làm đất đổ tung tóe, hai cọng bông giấy cũng rơi theo xuống đường. Bà bán kiểng lấy chân đá cọng bông giấy vào lề đường.

Hoa Bông giấy 2013 (25)

Màu tím hồng của bông giấy bị vấy đất nằm lăn lóc làm gợi nhớ về vòm hoa phủ kín cổng rào của ngôi biệt thự ngày xưa…
.
Người đàn bà lại đẩy chiếc xe đi rao bán. Nó đến gần tần ngần nhìn hai cọng bông giấy nằm trên đường… phần gốc có vài chiếc rễ non vừa đâm mọc. Lấy miếng ni-lông nó hốt mớ đất chung quanh rồi bọc vào hai cọng hoa… để chiều về trồng trước cửa, nó vừa làm vừa nghĩ…

Hoa Bông Giấy 2013 (11)

Chiều về nó hỏi xin người cô cho phép trồng hoa giấy nơi chiếc cổng gỗ nhỏ. Lúc đầu cô có vẻ không muốn, nhưng không hiểu sao cô lại gật đầu, có lẽ cô nghĩ hai cọng cây đã khô chắc không sống được.
.
Đào một cái lỗ nhỏ nó bỏ hai cọng bông giấy vô, dập đất chung quanh rồi lấy một gáo nước tưới lên… hồi xưa nó nghe chú làm vườn nói bông giấy dễ trồng lắm, cắt cành rồi cặm vào đất nó cũng sống nữa mà.

hoa giấy 2013 (27)

Mấy ngày đầu hai cọng bông giấy héo khô rồi rụng hết lá làm nó buồn lắm. Nhưng nó vẫn chăm chỉ tưới nước vì nó tin chú làm vườn không bao giờ nói sai hết.
Mà thật vậy, chỉ ít lâu sau tược non đâm chồi từ mắt cuống lá đã rụng… Rồi chồi non xanh ngắt cao dần lên, lá non mơn mởn…

Chỉ bao nhiêu đó thôi cũng đủ làm nó rất vui. Chiều mưa nào nó cũng ngồi rất lâu nhìn bông giấy tắm mưa và lại nhớ về mưa bay trên vòm cổng rào phủ rợp bông giấy tím hồng… và nhớ cả những lần khum tròn bàn tay lại rồi để lá bông giấy lên, lấy tay kia vỗ mạnh vào, tiếng lá bị nén vỡ kêu dòn tan giữa trưa thanh vắng…

Hoa Bông Giấy 2013 (9)

Cây dần cao bằng nó… rồi cao hơn nó… đâm nhiều nhánh dài hơn len dần vào hàng rào kẽm gai…
.
Rồi mùa mưa đi qua, một buổi sáng mùa xuân nó nhìn thấy chồi hoa nhỏ xíu xiu, lòng bỗng rộn vui như nắng.

Hoa Bông Giấy 2013 (32)

Rồi nhiều mùa mưa nữa qua đi… cây bông giấy vươn cành phủ trùm tới tận mái tôn làm trong nhà dịu mát hơn nhiều mỗi lúc trưa nắng…

Hoa Bông Giấy 2013 (30)

….
Rồi một hôm nó từ biệt giàn bông giấy rời xa quê hương và không mang gì theo ngoài một nỗi nhớ…

Source: Tem Việt

VNCO Float 2013's Flowers (65)

Kỹ thuật nhân giống và tạo hoa giấy nhiều màu

Nhân giống và phát triển loài hoa này có ba cách là chiết, giâm cành và ghép mắt. Độc giả Dương Quốc Đệ sẽ chia sẻ kinh nghiệm nhân giống và tạo hoa giấy nhiều màu bằng cách giâm cành, đây là phương pháp vừa dễ làm, nhanh, tiện lợi lại cho hiệu quả cao nhất:

Trước tiên, thời vụ giâm tốt nhất là đầu mùa thu (thời tiết mát, ít mưa) và hai tháng đầu mùa xuân (thời tiết ấm áp, cành giâm ra rễ nhanh, chồi mầm phát triển mạnh). Có thể giâm cành hoa giấy trực tiếp ngoài đất liền hoặc trong chậu cảnh, song yêu cầu đất phải lên luống cao, chậu phải có lỗ thoát nước.

Đất giâm đảm bảo đủ các thành phần theo tỷ lệ: 3 phần đất màu, 1 phần cát, 1 phần trấu và phân chuồng hoai mục, tất cả trộn đều, đảm bảo lớp đất tổng hợp này dày 20 – 30 cm. Cành giâm, chọn cành bánh tẻ (cành đã ra được 1- 2 năm), những cành này trong thân nhiều chất dinh dưỡng, sức sống khỏe, chóng ra rễ, mầm nảy ra mập, phát triển nhanh, tỷ lệ nảy mầm và sống cao hơn cành già.

Mỗi đoạn giâm cắt dài 20 cm, đảm bảo có ít nhất từ 2 mắt trở lên. Đầu phía gốc cành cắt hơi vát, phía ngọn cắt bằng, vết cắt gọn không bị dập, xước vỏ. Cắt xong bôi vôi vào mặt cắt phía gốc để chống nhiễm khuẩn, còn đầu ngọn buộc kín nilon để chống thoát nước. Khi giâm vào chậu đặt cành giâm chính giữa, nghiêng với góc 15 độ, sâu 10 cm. Giâm ngoài đất, cách đặt như trong chậu với khoảng cách cành nọ cách cành kia là 20cm.

Sau khi giâm xong tưới nước đẫm cho chặt gốc, làm giàn che nắng, mưa bằng phên liếp hoặc lá đảm bảo thoáng mát. Hai ba ngày tưới nước nhẹ một lần giữ độ ẩm vừa phải cho cây là được, tưới nhiều nước, độ ẩm lớn làm cành giâm bị thối vỏ, không ra rễ được. Khi thấy cành nẩy mầm thì bỏ giàn che để cây có đủ ánh sáng phát triển. Với cách làm trên, chịu khó chăm sóc đúng kỹ thuật, chỉ sau 2 – 3 tuần cành giâm sẽ nẩy mầm và ra rễ, đảm bảo kết quả trên 95%, sau hơn một tháng có thể đem trồng luôn vào chậu và sau 1 năm ta đã có hoa.

Để hoa giấy ra hoa quanh năm, cần tiến hành một số thao tác sau:

Sau đợt hoa giấy đầu tiên tàn, sửa lại tàn, nhánh (hoặc cây trồng đã lớn cũng phải cắt sửa tàn, nhánh cho đẹp).
– Trồng lại với chất trồng mới (phân chuồng, đất), nghĩa là thay đất cho cây.
– Chăm sóc cho cây sống ổn định, rồi lặt bỏ toàn bộ lá cũ.
– Quan sát: chồi nẩy, ngừng chăm sóc, để cho bầu đất trong chậu khô lại.
– Khi chồi mọc ra ở các cành, tán bắt đầu chùn lại.
– Sau đó, tưới nước và có thể bón bổ sung NPK 10 – 10 – 30 để cây có hoa tươi đẹp, lâu tàn.
– Sau đợt hoa tươi vừa rồi tàn, tiến hành cắt tỉa, tạo tán.
– Bón phân NPK 20 – 20 – 20 kết hợp với phân chuồng hoai để cây hồi sức.
– Bỏ khô vài ngày để cho lá héo rũ, rồi tưới nước trở lại (nhưng lượng nước tưới lúc này rất ít vì chủ yếu là giữ ẩm cho cây).
– Sau đó, 1 đến 2 tuần cây sẽ nẩy chồi và tiếp tục lại ra hoa.

Cách làm để hoa giấy ra nhiều màu

Việc “chế tạo” một cây bông giấy có nhiều màu không đến mức khó lắm, miễn là các bạn phải kiên trì và có hiểu hiết về chiết ghép một chút là có thể làm được. Để có một cây bông giấy ghép các bạn cần tiến hành một số bước sau:

– Chuẩn bị gốc ghép: muốn có cây làm gốc ghép các bạn sưu tầm một cây bông giấy có gốc tương đối lớn một chút (để chúng có đủ sức gánh trên mình nhiều cành ghép của những giống khác), nếu gốc cây ấy lại có vẻ xù xì, dáng cổ thụ thì lại càng quý. Sau khi có cây làm gốc ghép, các bạn dùng cưa cắt bỏ phần ngọn của cây này, chỉ để lại phần gốc dài khoảng trên dưới 1 m (tùy theo gốc lớn hay nhỏ và dáng thế các bạn định tạo sau này), trồng vào một chậu lớn, bón thêm phân, tưới giữ ẩm khoảng một tháng sau phần gốc này sẽ mọc ra nhiều tược mới xung quanh, tỉa bỏ bớt chỉ để lại một số tược ở vị trí thích hợp. Khoảng 1-2 tháng sau khi tược mới lớn cỡ điếu thuốc lá là có thể ghép được.

– Chuẩn bị giống để ghép: Khi những tược mới trên cây làm gốc ghép đạt được tiêu chuẩn ghép thì các bạn sưu tầm những cây bông giấy có màu hoa, màu lá đẹp mà mình ưa thích để làm giống ghép lên gốc ghép đã được chuẩn bị.

– Thao tác ghép: Khi có đủ cả cành giống và gốc ghép các bạn thực hiện như sau: dùng lưỡi dao lam (dao cạo râu) cắt bỏ phần ngọn của các tược mới ra trên gốc ghép, chỉ để lại phần gốc dài khoảng 10 cm (để dễ hiểu tạm gọi mỗi tược này là một “gốc ghép”).

Trên cây cần lấy giống chọn cành bánh tẻ hơi non, có độ lớn tương đương hoặc nhỏ hơn một chút so với “gốc ghép”, cắt lấy một đoạn dài 7-10 cm (trên có 4-5 lá, tạm gọi phần này là “cành ghép”), lấy kép cắt bỏ hết là trên “cành ghép”.

Tại vị trí cách gốc của “gốc ghép” 3-4 cm, dùng lưỡi dao lam cắt vạt xéo một nhát từ trên xuống dưới (vào sâu 1/3 độ lớn của “gốc ghép”), vết cắt này dài khoảng 2 cm (tạo thành một “miệng ghép”). Tiếp theo dùng lưỡi lam cắt vạt xéo hai nhát ở hai phía đối diện ở phần gốc của “cành ghép” tạo thành hình nêm (vết cắt dài khoảng 2 cm).

Luồn phần hình nêm của “cành ghép” vào “miệng ghép” trên “gốc ghép” rồi dán kín cả cùng dây nilon quấn vừa đủ chặt, cuối cùng dùng bao nilon bao cành ghép và chỗ ghép để chỗ ghép không bị nước xâm nhập và cành ghép không bị khô mất nước. Che nắng hoặc đưa cây ghép vào chỗ mát. Sau ghép 10-15 ngày khi cành ghép lẩy tược mới thì tháo bỏ bao nilông và dây nilông quấn ở chỗ ghép. Sau ghép vài tháng là cây ra hoa.

Có thể ghép làm nhiều đợt, mỗi đợt vài màu, các bạn sẽ tạo ra một cây bông giấy nhiều giống. Khi những cành ghép trưởng thành chúng sẽ ra hoa đồng loạt với màu sắc khác nhau từ đỏ đậm, đỏ lợt, tím đậm, tím lợt, tím Huế, hồng cánh sen, đến trắng, vàng, vàng cam, vàng gạch cua rất đẹp và lạ mắt.
.

Dương Quốc Đệ
Nguồn: VnExpress
.

Hoa Bông giấy (2)Rose Festival 2013 (8)Rose Festival 2013 (11)Rose Festival 2013's Flowers  (57)Rose Festival 2013's Flowers  (78)Rose Festival 2013's Flowers  (89)Rose Festival 2013's Flowers  (42)Rose Festival2013's Flowers (181)rose-festival-2013s-flowers-751.jpg

Photos: hannahlinhflower
Words: LSV tổng hợp từ Internet

June – 2013

Chia sẻ Cách bón phân cho cây hoa giấy


Uploaded by Cây Hoa Giấy

 Trở về đầu trang ( back to top)

Chuyển đến trang: 1,  2, 3, 45, 67891011, 1212a12b13, 1414a15, 16, 1718,
19, 20, 20a2122232425262727a282930,
30a313233343536,373839404142,

Leave a comment